Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thông báo hỗ trợ SPSS


Thời gian qua nhóm Thạc Sĩ QTKD ĐH Bách Khoa  TP.HCM đã cung cấp nhiều trang web, và thường xuyên trả lời mail để hỗ trợ kiến thức SPSS, chia sẻ kinh nghiệm xử lý, phân tích SPSS, hỗ trợ tư vấn xử lý số liệu xấu cho cái bạn học viên Cao học, Đại học làm luận văn, hướng dẫn quy trình xử lý số liệu,các bước thực hành cronbach’s alpha, EFA, hồi quy... 

Các bạn có thể trao đổi thêm với nhóm về việc:
-Xây dựng mô hình nghiên cứu.
-Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.
-Khảo sát, xử lý số liệu sau khảo sát( kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha kết quả quá thấp, kiểm định EFA các nhân tố bị xáo trộn, không xếp đúng thứ tự như mô hình đề xuất, hoặc kiểm định giả thiết hồi quy significant > 0.05, không đạt ý nghĩa thống kê)… 
Hãy mail cho nhóm Thạc Sĩ QTKD Bách Khoa tại hotrospss@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn xử lý một cách nhanh nhất( nhóm thường xuyên check mail, các bạn cứ yên tâm gởi nhé).

Nay nhóm tổng hợp lại các link để các bạn dễ dàng truy cập:

SPSS:
-Tài liệu, bài viết,video hướng dẫn phân tích SPSS: http://hotrospss.blogspot.com/
-Và đặc biệt các video hướng dẫn thực hành SPSS: https://www.youtube.com/playlist?list=PLIJLoulNaQMx0n_PY50IXnk-F_A1Pclmw

AMOS, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM:
-Diễn đàn facebook AMOS, SEM, CFA:  https://www.facebook.com/HoTroAMOS?ref=hl
-Tài liệu, bài viết, video hướng dẫn phân tích AMOS, SEM, CFA: http://hotroamos.blogspot.com/



Email hỗ trợ xử lý,giải đáp thắc mắc : hotrospss@gmail.com




Dưới đây nhóm MBA nhắc lại một số nội dung thắc mắc của các bạn đi trước và đã được nhóm hỗ trợ tất cả mọi trường hợp( admin không lưu lại tên đề tài và tên người gởi, chỉ nêu các thắc mắc chung để các bạn cùng biết):


EFA thì các nhân tố nằm lộn xộn ,Ma trận xoay thì các biến quan sát bị xáo trộn
Mình đang phân tích nhân tố EFA. Mình rất mong nhóm hỗ trợ mình giải thích kết quả của ma trận xoay. Mình không hiểu sao số bị âm. Component chỉ có 3 trong khi mình đang phân tích 7 nhân tố? Hơn nữa, kết quả ko hội tụ
Chạy hoài không phân tích được EFA.

Em đang làm luận văn thạc sĩ về Đo lường sự thoả mãn nhưng khi lập Bảng câu hỏi, em thấy sao các yếu tố nó hơi bị trùng nhưng em không thấy được nó trùng ở đâu. Em nhờ Anh/ Chị góp ý dùm em Bảng câu hỏi ạ.

Thầy/cô/anh/chị cho em hỏi khi sử dụng SPSS để phân tích nhân tố EFA thì mình chỉ được dùng đối với những biến có thang đo likert thôi hay biến định danh cũng dùng được. em cam sơn!

Kính gửi Admin, em muốn hỏi 1 chút về SPSS ạ, nếu có 1 bảng phân tích kêt quả hồi quy bội dùng Stepwise như thế này thì từ chỉ tiêu nào có thể tính ra chỉ tiêu nào ko ạ, Hiện tại em chỉ biết trong các bảng này TSS, RSS, ESS và R2  là có công thức tính suy ra nhau, còn tất cả các con số hiển thị khác trong bảng chăng hạn như Std. Error of the Estimate, R2 hiệu chỉnh, Mean Square và các chỉ tiêu khác trong các bảng dưới đây. Có thể suy ra từ các chỉ tiêu khác ko ạ

Chạy EFA và hồi quy nhưng ko đẹp

Chào các bạn, mhờ các bạn hướng dẫn dùm cách cài đặt phần mềm SPSS16 dùm. Cảm ơn các bạn nhiều!

Bác ơi anh có cách cài bản spss 22 tiếng việt cho mac os x không, chỉ cho em với ạ?

Em đang phân tích CFA theo cách của anh chỉ trên youtube nhưng trong amos máy em k có dòng pluggin Pattern Matrix Model Builder là vì sao vậy anh? Phải làm thế nào máy mới có? Em xin cám ơn

Sau mà cronbach anpha mà thấp quá thì phải nắn chỉnh dữ liệu

Hiện tại em không hiểu về cách tạo biến trong hồi qui, xin nhờ nhóm hướng dẫn giúp,

Xin chào nhóm, mình đang làm 1 luận văn thạc sỹ về Nâng cao mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên. Khi phân tích nhân tố EFA mình bị nhảy biến độc lập lung tung ko theo đúng các nhân tố đặt ra, nhờ nhóm giúp mình xem sai ở đâu nhé. Mình có đính kèm mô hình, bảng câu hỏi và dữ liệu khảo sát. Mong nhóm sớm giúp mình. Xin cảm ơn nhóm MBA.

Mình đang trong quá trình chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp. Mình cần có người hỗ trợ sử dụng SPSS trong phân tích số liệu. Bạn có thể hỗ trợ mình hay không?

Lam sao co the tinh do tin cay cho cau hoi nhieu lua chon a. khi e cho chay cac cau hoi thi  phan output ra dong chu Warnings There are too few cases (N = 0) for the analysis. Execution of this command stops.

Hiện em là sinh viên, em đang muốn cài phần mềm spss 20 mà em không tải được về, khi tải được về thì lại không cài được. A có thể giúp em gửi cho xin file và core nữa anh nhé

Mình đang làm phiếu khảo sát bằng spss nhưng bị vướng ở chổ vẽ chart đối với câu hỏi nhiều lựa chọn, bạn hướng dẩn giúp mình nhé.Phần tạo bảng tần số Analyze/Multiple Response/Frequencies thì mình làm được nhưng ko có chart. Mình đang sài SPSS 16.

dạ chào anh!
e đang làm về phân tích nhân tố EFA, chỗ ma trận xoay, các nhân tố k sắp xếp đúng theo thứ tự thì e phải làm sao ạ! nhờ anh tư vấn giúp. e cảm ơn ạ!

Kính gởi các bạn trong nhóm MBA Bách khoa. Mình đang làm luận văn Thạc sĩ, do mới tiếp cận chương trình SPSS nên chưa nắm các kỹ thuật trong việc phân tích dữ liệu dạng hồi quy tuyến tính và ANOVA. Mong nhận được sự giúp đở của các bạn.
TB : Hiện mình đã nhập đầy đủ số liệu khảo sát vào chương trình SPSS, đã phân tích các biến đơn giản ( cao nhất, thấp nhất, trung bình ). Nếu được xin liên hệ qua email này

Dear Anh, em đang có làm phân tích EFA, nhưng mà ma trận xoay nhân tố khá lộn xộn và em không biết phân tích kết quả như thế nào. Anh xem giúp em dữ liệu phần này được ko ah. Có phải là do dữ liệu nghiên cứu ko chính xác ko ạ
Em cảm ơn!


Mình bị vấn đề này khi phân tích EFA, mong nhận được giúp đỡ:
1. Sử dụng phép trích Principle component và phép xoay Varimax, Eigenvalue >1.
Phân tích EFA lần 1, có 8 biến không đạt yêu cầu (<0.5 hoặc trùng lặp), lần lượt loại từng biến để phân tích EFA tiếp thì lại xuất hiện thêm biến không đạt yêu cầu nữa, cứ làm như thế mà vẫn vậy. Bỏ luôn cả 8 biến để phân tích EFA thì số lượng nhân tố rút xuống còn rất ít (ban đầu 11, giờ chỉ còn 7) và nhiều nhân tố mất hẳn tất cả biến quan sát luôn.
2. Sử dụng phép trích Principle component và phép xoay Varimax,Fix số lượng nhân tố là 11 (chọn Fixed number of factors trong mục Extraction)
Kết quả khả quan hơn: Sau 2 lần EFA, vẫn còn 11 nhân tố nhưng có 2 nhân tố nhóm lại thành 1 và 1 nhân tố tách ra làm 2. Các nhân tố mới này vẫn có thể giải thích được.
Cho mình hỏi: mình sử dụng cách 2 được không? Nếu không, phải sử dụng cách 1 thì giải quyết vấn đề như thế nào?


K/g nhom Thac sy KD Bach Khoa,
Xin vui long cho hoi nhom, sau khi phan tich EFA nhung sau khi run EFA thi cac items trong Rotated Component Matrix no khong xep nhom theo muc tieu cua minh ma no xao tron cac items lai. Vay bay gio minh xu ly tiep the nao?
Xin hoi them khong biet nhom co cu nguoi ho tro giup minh duoc khong


Nhóm mình cho em hỏi chút, em chạy spss đến phân tích nhân tố, em định sử dụng phương pháp trích principal axis factoring với phép quay promax nhưng bị loại nhiều biến quá mà làm mấy bước không ra được, còn dùng phương pháp principal component thì cũng phải loại tới 6,7  biến mới ra mà biến bị xoay lung tung hết. mong nhóm xem hộ mình dữ liệu để chạy được efa ạ. cảm ơn nhóm rất nhiều. mong nhóm hồi âm sớm vì mình đang làm bài gấp, cảm ơn

Chào các anh nhóm Thạc sĩ QTKD Bách Khoa!
Hiện tại em đang làm luận văn tốt nghiệp đề tài "Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại các siêu thị ".
Vì đề tài chỉ đánh giá sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ nên em đưa ra 5 chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng đối với 5 yếu tố chính của chất lượng dịch vụ. Như vậy có được không ạ?
Đề tài em dự định sẽ chạy cronbach's alpha, EFA, CFA và mô hình tuyến tính SEM
Đây là bảng câu hỏi của em mong nhóm góp ý giúp em ạ!

Chào bạn, mình vừa mua macbook và cần dùng spss. Mình có thấy clip hướng dẫn cài đặt spss cho mac 20. Mà mình k biết tải ở đâu? Bạn có thể giúp đỡ đc k ? Cảm ơn bạn đã đọc mail.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Giới thiệu mô hình chất lượng dịch vụ khi dùng làm luận văn, điểm mạnh và điểm yếu

Hôm nay nhóm MBA giới thiệu đến các bạn mô hình chất lượng dịch vụ để thiết kế bảng câu hỏi làm luận văn kinh tế. Đồng thời cũng lưu ý một số điểm yếu của mô hình này:

SERVQUAL là một mô hình dùng dể quản lý chất lượng dịch vụ, được Zeithaml, Parasuraman & Berry phát triển vào giữa những năm 1980 để đo lường chất lượng trong mảng dịch vụ.
Thang  đo  SERVQUAL  được ghép từ 2 từ SERVice - Dịch vụ và QUALity - Chất  lượng.
Các tác giả ban đầu định ra mô hình bao gồm 10 biến về chất lượng dịch vụ, nhưng theo thời gian, các nhân tố được thu hẹp còn 5 nhân tố là : sự tin cậy, sự đảm bảo, sự hữu hình, sự cảm thông và sự đáp ứng. (reliability, assurance, tangibles, empathy and responsiveness) vào do đó được viết tắt là RATER.


Áp dụng vào việc lập mô hình làm luận văn kinh tế ở Việt Nam hiện nay, thông thường nhân tố phụ thuộc sẽ là sự thỏa mãn của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng (customer satisfaction), nhân tố độc lập là 5 nhân tố ở trên (sự tin cậy, sự đảm bảo, sự hữu hình, sự cảm thông và sự đáp ứng). Tùy vào loại chất lượng dịch vụ được đo lường thì sẽ có một số thay đổi về câu hỏi, về thêm bớt nhân tố. Ví dụ chất lượng dịch vụ của hoạt động ngân hàng sẽ được đo lường khác với chất lượng dịch vụ siêu thị. Do đó bước nghiên cứu định tính là rất quan trọng để xác định mô hình.
Điểm mạnh: thang đo đã có sẵn, chỉ cần nghiên cứu định tính thêm bớt câu hỏi là có thể triển khai khảo sát. Và vì mô hình này là mô hình tổng quát nên áp dụng được cho hầu hết các loại dịch vụ.
Điểm yếu:Tuy nhiên các bạn cũng lưu ý là vì mô hình này quá thông dụng nên hiện nay một số giáo viên hướng dẫn khi nghe các bạn nói tên đề tài về sự hài lòng, sự thỏa mãn… Sẽ không có hứng thú mấy, điều đó đồng nghĩa với các bạn phải tìm tòi nhiều mô hình hơn nữa để áp dụng cho mình. Theo nhóm hỗ trợ, nếu áp dụng mô hình này qua nghiên cứu cấu trúc tuyến tính, kết hợp với phần mềm amos sẽ tốt hơn. Tuy nhiên điều này cần nhiều thời gian để các bạn tìm hiểu về SEM, AMOS.
Nghiên cứu của Parasuraman (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng  cách giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ mà họ đang sử dụng với cảm  nhận thực tế về dịch vụ mà họ hưởng thụ. Các nhà nghiên cứu này đưa ra mô  hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ. Các câu hỏi được thiết kế ra để đo lường các khái niệm thuộc 5 nhân tố trên  trong mô hình. Đo lường mỗi khái niệm 2 khía cạnh: khía cạnh mọng đợi về chất lượng dịch vụ và khía cạnh cảm nhận về dịch vụ mà họ thật sự nhận được. Do đó, khi chất lượng mong đợi lớn hơn chất lượng thật sự nhận được, thì chất lượng dịch vụ được tính là thấp.
Theo nghiên cứu của  Parasuraman & Ctg (1988) đã cho ra đời thang đo chất  lượng dịch vụ (Thang đo SERVQUAL) với 21 biến quan sát thuộc 5 nhóm  thành phần của chất lượng dịch vụ
 Nhóm mức độ tin cậy: đo lường mức độ thực hiện các chương trình dịch vụ  đã đề ra với 5 biến quan sát:
1.Khi công ty XYZ hứa sẽ thực hiện điều gì đó vào khoảng thời gian xác  định, thì công ty sẽ thực hiện.
2.Khi bạn gặp vấn  đề, công ty XYZ thể hiện sự quan tâm chân thành  trong giải quyết vấn đề..
3.Công ty XYZ thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu tiên.
4.Công ty XYZ cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm mà công ty hứa sẽ  thực hiện
5.Công ty XYZ thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ sẽ được thực  hiện

Nhóm mức độ đáp ứng: đo lường khả năng thực hiện các dịch vụ kịp thời và  đúng hạn với 3 biến quan sát: 

1.Nhân viên công ty XYZ phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn.
2.Nhân viên công ty XYZ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
3.Nhân viên công ty XYZ không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để không đáp   ứng yêu cầu của bạn.

Nhóm năng lực phục vụ: đo lường khả năng tạo sự tin tưởng và an tâm của  đơn vị dịch vụ cho khách hàng với 4 biến quan sát:

1.Hành vi của nhân viên trong công ty XYZ ngày càng tạo sự tin tưởng  đối với bạn.
2.Bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với công ty XYZ.
3.Nhân viên trong công ty XYZ bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với  bạn.
4.Nhân viên trong công ty XYZ đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi của  bạn

Nhóm mức độ đồng cảm: đo lường khả năng quan tâm, thông cảm và chăm  sóc từng cá nhân khách hàng với 4 biến quan sát:

1.Công ty XYZ thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
2.Công ty XYZ có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân  bạn.
3.Công ty XYZ thể hiện sự chú ý  đặc biệt  đến những quan tâm nhiều  nhất của bạn.
4.Nhân viên trong công ty XYZ hiểu được những nhu cầu đặc biệt của  bạn

Nhóm phương tiện vật chất hữu hình: đo lường mức độ hấp dẫn, hiện đại  của các trang thiết bị vật chất, giờ phục vụ thích hợp, cũng như trang phục của  các nhân viên phục vụ với 5 biến quan sát:

1.Công ty XYZ có trang thiết bị hiện đại.
2.Cơ sở vật chất của công ty XYZ trông rất hấp dẫn.
3.Nhân viên của công ty XYZ có trang phục gọn gàng, lịch sự
4.Các phương tiện vật chất trong hoạt động dịch vụ rất hấp dẫn tại công  ty XYZ.
5.Công ty XYZ có thời gian giao dịch thuận tiện

(Email: hotrospss@gmail.com)

Trích theo http://en.wikipedia.org/wiki/SERVQUAL và các nghiên cứu liên quan của nhóm tác giả MBA Bách Khoa- Email : hotrospss@gmail.com