Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Cách mã hóa biến bằng lệnh RECODE

Nhóm MBA ĐH Bách Khoa hotrospss@gmail.com giới thiệu cách mã hoá lại biến (Recode) , có hai loại là mã hóa vào cùng một biến và mã hóa bằng cách tạo biến khác
 Đầu tiên các bạn download file thực hành Hoàng Trọng ở đây

Quy trình thực hiện việc mã hoá lại biến    
1. Vào menu Transform>Recode>Into Different Variables mở hộp thoại Recode Into Different  Variables để lệnh Recode tạo cho bạn một biến mới với các giá trị mã hoá do bạn khai báo trên cơ  sở biến gốc, còn biến cũ làm cơ sở mã hoá vẫn được giữ lại. Nhớ là đừng chọn Into Same Variables  trừ khi bạn muốn lệnh Recode làm mất đi biến cũ của bạn và tạo ra một biến mới với các biểu hiện  vừa được mã hoá trên cơ sở biến cũ.







2. Trong hộp thoại Recode Into Different Variables bạn chọn biến  muốn recode (ở đây là biến tuôi)  đưa sang khung Numeric Variable-> Output Variable bằng cách: nhắp chuột tại tên biến muốn  recode trong danh sách biến nguồn bên trái và biến đó sẽ được chiếu sáng, sau đó rê con trỏ chuột  đến đầu mũi tên hướng vào khung Numeric Variable-> Output Variable, nhắp chuột và tên biến này  sẽ xuất hiện trong khung Numeric Variable-> Output Variable   


3. Sau đó sang phần Output Variable đặt tên và nhãn cho biến mới này, ví dụ đặt là tuoiMH, đặt  nhãn Lable là “tuoi  duoc ma hoa lai” sau đó  nhấn nút Change để báo cho SPSS biết bạn muốn  recode biến tuôi->tuôiMH, nhớ đừng quên nút Change nếu không  lệnh recode của bạn sẽ không  thành công. 
4. Nhấp vào nút Old and new value mở tiếp hộp thoại Recode into Diferent Variables: Old and New  Values để xác định sự chuyển đổi giữa giá trị cũ và giá trị mới tương ứng.  Trong hộp thoại này, lần lượt khai báo phần giá trị cũ (Old Value bên tay trái), tương ứng với từng  giá trị mới (New Value bên tay phải), có các loại giá trị cũ có thể được recode như sau  
Value: từng giá trị cũ rời rạc ứng với 1 giá trị mới  
System-missing:  giá trị khuyết của hệ thống  
System or user mising: giá trị khuyết của hệ thống hoặc do người sử dụng định nghĩa.  
Range: một khoảng giá trị cũ ứng với một giá trị mới, tình huống này cũng có ba trường hợp nhỏ là  
Khoảng giữa hai giá trị (Range …through); 
Khoảng từ giá trị nhỏ nhất đến một giá trị xác định được  nhập vào (Lowesr through …Range);
Khoảng từ một giá trị xác định được nhập vào đến giá trị lớn  nhất (Range… through Highest)  

Mỗi lần bạn xác định xong một cặp giá trị cũ và chỉ định giá trị mới, nút Add sẽ hiện sáng lên, hãy  nhấn vào nút này để đưa cặp giá trị cũ được khai báo và giá trị mới này vào ô Old -> New: (nhớ  đừng quên nhấn nút Add sau mỗi lần xác định xong một cặp giá trị cũ – mới)  
5. Xác định xong bạn nhấp nút Continue để trở về hộp thoại trước đó và chọn OK để thực hiện lệnh  mã hoá lại, lúc  đó trên màn hình Variable view xuất hiện một biến mới là tuoiMH nằm dưới cùng  tức là biến được tạo mới nhất  
6. Trên màn hình Variable View, bạn phải vào thuộc  tính Values để gán các nhãn giá trị cho biến  tuoiMH vừa tạo, nếu không khai báo các nhãn giá trị thì khi bạn lập bảng tần số cho tuoiMH, SPSS  sẽ truy xuất ra tần số của các con số 1, 2, 3, 4 mà bạn đã gán chứ không truy xuất các biểu hiện (18- 25); (26-35) ,… của biến tuoiMH. Do đó bạn phải nhớ khai báo Values cho tuoiMH. 
Sau đây là video thực hiện:




Cách chuyển từ biến Category sang Dichotomy


Nhóm MBA ĐH Bách Khoa hotrospss@gmail.com giới thiệu cách:

Chuyển 1 biến dạng phân loại (Category) thành dạng biến lưỡng phân (Dichotomy) . Biến category là biến có nhiều biển hiện, ví dụ Xanh, Đỏ, Vàng. Biến Dichotomy là biến chỉ có 2 biểu hiện, ví dụ có màu hoặc không có màu
Được dùng khi gặp câu hỏi có nhiều trả lới (MA) để tập hợp một thông tin chứa trong các câu trả lời, muốn vậy cần tạo một biến với 2 biểu hiện: 1 có thông tin và 0 không có thông tin, đếm 1 sẽ có được thông tin cần quan tâm; 

Cách tiến hành

Đầu tiên các bạn download file thực hành Hoàng Trọng ở đây
Sau đó mở file.
Vào menu Transform \ count
Khai tên biến Dichotomy trong Target Variable (docTTre) và nhãn biến trong Target Label (Nguoi doc bao TTre).



Vào Define Values

Value: nhập 7 (là mã hóa của báo Tuổi trẻ), nhấn Add để chuyển vào Values to Count. Continue. OK.



Biến docTTre được tạo ra ở cuối Variable View, khai báo tiếp Value với 2 biểu hiện của biến: 0 không đọc báo Tuổi trẻ và 1 có đọc báo Tuổi trẻ.

Sau đây là phần video hướng dẫn:


Video hướng dẫn cài tiếng Việt cho SPSS

Nay nhóm MBA hotrospss@gmail.com giới thiệu đến các bạn video hướng dẫn hiển thị tiếng việt trong SPSS. Ở đây cần lưu ý là nếu bạn xài font VNI thì cấu hình phức tạp hơn, còn nếu sử dụng Font Unicode thì dễ hơn nhiều.

Hiển thị UNICODE: 

Vào menu edit-option, chọn vào ô Unicode (universal character set) như hình sau:



Hiển thị VNI: 

Chúng ta cần chỉnh sang font chữ Việt ở cả cửa sổ dữ liệu và cửa sổ kết quả. Ơ đây font VNI-Helve- condense  được sử dụng để làm mẫu.
- Đối với cửa sổ dữ  liệu: chọn menu View>Font sẽ mở ra hộp thoại để chỉnh font chữ trên cửa  sổ dữ liệu, bạn có thể chọn cả kiểu định dạng chữ nghiêng hay đậm và cỡ chữ mà bạn muốn. Sau khi  nhấp nút OK bạn sẽ thấy font chữ trên cửa sổ dữ liệu thay đổi sang kiểu bạn vừa định dạng (ví dụ ở  đây là font VNI-Helve Condense) nếu trước đó bạn đã nhập chữ  Việt. Còn nếu chưa nhập chữ Việt  thì lựa chọn này cũng cho phép bạn sau đó có thể hiện tiếng Việt trong quá trình nhập liệu

- Đối với cửa sổ kết quả xử lý, quy trình xác lập tiếng Việt trong cửa sổ kết quả như sau:  Chép file Boxed VNI Helve condense.tlo trong (được cung cấp kèm theo tài liệu) vào thư mục Looks  của thư mục SPSS bạn đã cài đặt (thông thường có đường dẫn là: C:\Program Files\SPSS\Looks)  Từ menu SPSS chọn Edit -> Options. Trong hộp thoại Options, hãy chọn phiếu Pivot Tables. Trong  phần TableLook, hãy tìm và chọn sáng tên file Boxed VNI Helve condense.tlo, rồi nhấp nút Set  TableLook Directory, nút Apply và cuối cùng là nút OK thì các bảng biểu kết quả xử lý bạn tạo ra  đều hiện chữ Việt (tất nhiên là với điều kiện trước đó bạn đã khai báo các biến ở dạng tiếng Việt có dấu).
Video hướng dẫn cài đặt tiếng việt:



(Trong tài liệu có trích dẫn một số đoạn trong sách của Hoàng Trọng)
Ngoài ra nhóm có thể hỗ trợ các bạn khảo sát số liệu phục vụ luận văn, liên hệ hotrospss@gmail.com hoặc http://phantichspss.com